Giỏ hàng

HDF - Quy trình sản xuất HDF

Khái niệm gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF là viết tắt của chữ High Density Fiberboard, nghĩa là gỗ sợi mật độ cao. Thành phần chính của một tấm HDF là gỗ tự nhiên, chiếm đến 85% tấm gỗ. Kết hợp với các chất phụ gia, chất kết dính, keo trộn, chất chống mối mọt, chống nấm mốc, bột độn vô cơ,… qua một quá trình xử lý chi tiết, gỗ sẽ được nén để tạo ra những tấm ván có chất lượng cao.

Đặc điểm của gỗ công nghiệp HDF là lõi gỗ trắng hoặc có thể có màu xanh. Chất lượng của lõi gỗ không hề ảnh hưởng và cũng không phụ thuộc vào màu sắc. Gỗ công nghiệp HDF được chế tạo ra phải theo tiêu chuẩn E1 (hoặc E2), không có hại với người dùng và lõi gỗ cứng, nguồn gốc từ thiên nhiên.

Quy trình sản xuất gỗ HDF

– Gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch được đem đi luộc ở nhiệt độ khoảng từ 1.000 độ C – 2.000 độ C. Trải qua quá trình luộc, gỗ được đem đi sấy khô bằng dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ nhựa và nước.

– Sau đó, gỗ được nghiền nhỏ thành bột mịn. Để tăng độ cứng và bền cho gỗ, chất phụ gia được trộn và kết hợp vào thành một hỗn hợp.

– Tất cả được nén ép với chất kết dính ở áp suất cao 850 – 870g/ cm2 để tạo thành thành phẩm là cốt gỗ HDF.

– Tiếp theo, gỗ sẽ được xử lý bề mặt để có độ nhẵn, mịn. Tùy theo kích thước gỗ tiêu chuẩn mà độ dày và chiều dài, chiều rộng của gỗ sẽ được qua công đoạn cắt gọt phù hợp.

– Cuối cùng là bước phủ melamine cho bề mặt gỗ. Lớp phủ này từ melamine Resin và sợi thủy tinh nên cho gỗ công nghiệp HDF có mặt sáng bóng, màu sắc vân gỗ ổn định, chống thấm hiệu quả.

 

Danh mục tin tức

Từ khóa